Tiếng Trung phồn thể và giản thể là gì? Tìm hiểu sự khác biệt

Tiếng Trung là ngôn ngữ phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau tiếng Anh, với hàng triệu người sử dụng. Một câu hỏi mà nhiều người mới học Tiếng Trung hay thắc mắc là Tiếng Trung phồn thể và giản thể là gì? Trong bài viết dưới đây, Tài Năng sẽ cùng bạn tìm hiểu đáp án cho thắc mắc này nhé!

Tiếng Trung phồn thể và giản thể là gì?

Tiếng Trung phồn thể (繁體漢字/正體漢字): Đây là hệ thống chữ viết truyền thống của Trung Quốc, đã tồn tại hàng nghìn năm và được sử dụng rộng rãi trong các văn bản cổ điển. Chữ phồn thể có cấu trúc phức tạp với nhiều nét, mỗi ký tự thường mang ý nghĩa sâu sắc và phản ánh văn hóa truyền thống. Hệ thống này chủ yếu được sử dụng ở Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao.

Tiếng Trung giản thể (简体汉字): Được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phát triển sau khi thành lập, chữ giản thể được thiết kế để đơn giản hóa cấu trúc của chữ phồn thể, giảm bớt số lượng nét vẽ, nhằm tạo điều kiện cho việc học tập và sử dụng hàng ngày. Chữ giản thể được sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc đại lục, Singapore và Malaysia.

Sự khác biệt giữa phồn thể và giản thể:

  • Cấu trúc và số lượng nét: Chữ phồn thể có cấu trúc phức tạp với nhiều nét, trong khi chữ giản thể được đơn giản hóa với ít nét hơn.
  • Phạm vi sử dụng: Chữ phồn thể được sử dụng ở Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao, còn chữ giản thể phổ biến ở Trung Quốc đại lục, Singapore và Malaysia.
  • Ý nghĩa văn hóa: Chữ phồn thể thường được coi là biểu tượng của văn hóa truyền thống Trung Hoa, trong khi chữ giản thể phản ánh sự hiện đại hóa và tiến bộ của Trung Quốc.

Việc lựa chọn học chữ phồn thể hay giản thể phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu cá nhân. Nếu bạn quan tâm đến văn hóa truyền thống và muốn đọc các văn bản cổ điển, chữ phồn thể là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn muốn giao tiếp và làm việc tại Trung Quốc đại lục, chữ giản thể sẽ hữu ích hơn.

Tiếng Trung phồn thể và giản thể khác nhau như thế nào?

Tiếng Trung Phồn thể và Giản thể chỉ là hình thức chữ viết, không có sự khác biệt về cách phát âm. Tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt, cụ thể như sau:

1. Phạm vi sử dụng Tiếng Trung phồn thể và giản thể

Tiếng Trung Phồn thể và Giản thể có sự khác biệt lớn về phạm vi các quốc gia sử dụng từng loại riêng.

  • Tiếng Trung Phồn thể được sử dụng rộng rãi tại Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao và các khu vực đồng bào Hoa Kiều.
  • Tiếng Trung Giản thể được sử dụng chủ yếu tại Trung Quốc Đại lục, Singapore và Malaysia.

Nhìn chung, tiếng Trung Phồn thể không có mức độ phổ biến và phủ sóng cao như tiếng Trung Giản thể. Mặc dù vậy, tiếng Trung Phồn thể vẫn thường được sử dụng trong một số trường hợp nhất định.

Nếu học bộ chữ phồn thể, bạn sẽ dễ dàng đọc và tìm hiểu về các tác phẩm văn học truyền thống của Trung Hoa, những kiệt tác tinh hoa văn học trong suốt chiều dài phát triển lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Ngoài ra, nếu bạn là người yêu những nét vẽ thư pháp hoa văn và ý nghĩa mà chữ Hán truyền thống chứa đựng, thì việc học tiếng Trung phồn thể sẽ giúp bạn thực hiện những điều đó một cách dễ dàng.

2. Nét chữ – cấu tạo từ Tiếng Trung phồn thể và giản thể

Nét chữ và cấu tạo từ là điểm khác biệt lớn và quan trọng nhất khi so sánh tiếng Trung Phồn thể và Giản thể.

Tiếng Trung Phồn thể và Giản thể có mối quan hệ chặt chẽ khi tiếng Trung Giản thể bắt nguồn từ Phồn thể bằng cách lược bỏ một vài nét theo các quy luật nhất định. Các phương pháp giản lược phổ biến có thể được kể tên như sau  “giản ước cấu trúc chữ”, “giản ước dựa vào sự giống nhau”, “diệt bỏ chữ thể lạ”, và “dụng phông chữ mới”. Tóm lại:

  • Tiếng Trung phồn thể là bộ chữ truyền thống và rất phức tạp, các kí tự trong một chữ đều mang ý nghĩa riêng của nó. Các kí tự trong bộ chữ này phát triển rất tinh vi qua lịch sử Trung Hoa, vì vậy số nét của một chữ khá nhiều. Đây cũng chính là thách thức với những người bắt đầu học tiếng Trung.
  • Tiếng Trung giản thể đúng như tên gọi của nó, số nét được đơn giản hóa hơn, nhiều nét viết tinh vi được giản lược giúp người học dễ nhớ và dễ viết.

Một ví dụ nổi bật về hình thức viết của hai bộ chữ đó là chữ Ái「愛」, ý nghĩa là tình yêu, gồm bộ tâm 心 (con tim) và chữ thụ 受 (chịu đựng). Nó mang ý nghĩa: tình yêu thương chính là sự chấp nhận và tình nguyện hi sinh. Những trong chữ giản thể, chữ Ái được đổi thành 爱, mất đi chữ tâm (trái tim), trở thành tình cảm/tình yêu hời hợt bên ngoài mà không có con tim.

Bài thi đánh giá trình độ tiếng Trung phồn thể và giản thể

Bài thi đánh giá trình độ tiếng Trung phồn thể và giản thể cũng có sự khác biệt rõ rệt.

Tiếng Trung phồn thể thường sử dụng bài thi TOCFL (Test of Chinese as a Foreign Language), là kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Trung dành cho những người không sử dụng tiếng Hoa làm ngôn ngữ mẹ đẻ. TOCFL được xây dựng từ năm 2001, do ba tổ chức cùng hợp tác nghiên cứu và phát triển: Trung tâm giảng dạy Quốc ngữ, Viện ngôn ngữ giảng dạy tiếng Hoa và Trung tâm trắc nghiệm giáo dục tâm lý thuộc Đại học Sư Phạm Đài Loan. Kỳ thi này đánh giá người học thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết, chủ yếu sử dụng chữ phồn thể. TOCFL được công nhận rộng rãi tại Đài Loan và nhiều quốc gia khác, là công cụ chính để chứng nhận năng lực tiếng Hoa của người học tiếng Trung phồn thể.

Tiếng Trung giản thể, ngược lại, sẽ sử dụng bài thi HSK (Hanyu Shuiping Kaoshi), là kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Hán dành cho người nước ngoài hoặc người Trung Quốc sống ở nước ngoài. HSK được tổ chức và cấp chứng chỉ bởi Văn phòng Hán Ngữ đối ngoại Trung Quốc. Chứng chỉ HSK rất phổ biến và được công nhận rộng rãi tại Trung Quốc đại lục cũng như nhiều quốc gia khác. Kỳ thi này cũng kiểm tra bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết, nhưng sử dụng chữ giản thể trong các bài thi. HSK là một công cụ quan trọng giúp đánh giá và chứng nhận năng lực tiếng Trung giản thể của người học.

Tóm lại, TOCFL và HSK không chỉ khác nhau về ngữ liệu chữ viết (phồn thể và giản thể) mà còn phản ánh những mục tiêu và môi trường học tập khác nhau của người học tiếng Trung.

Kết luận

Tiếng trung phồn thể và giản thể là gì? Tiếng Trung phồn thể và giản thể chỉ là các hình thức của văn viết, không phải tiếng địa phương trong văn nói. Vậy nên bạn có thể quyết định lựa chọn học bộ chữ nào sau khi cân nhắc các điểm khác biệt giữa hai bộ chữ mà Tài Năng đã kể ở trên.

Ngoài ra, mục đích học tiếng Trung cũng rất quan trọng để lựa chọn loại chữ mà bạn sẽ học. Nếu bạn muốn học tiếng Trung trong thời gian ngắn thì chữ Hán giản thể sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa cùng ý nghĩa của chữ Hán truyền thống thì bộ chữ phồn thể đúng là thứ mà bạn nên lựa chọn hơn cả. Như vậy, tiếng Trung phồn thể và giản thể có nhiều điểm khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, sở thích và khả năng mà bạn có thể lựa chọn phù hợp. Tài Năng chúc hành trình học tiếng Trung của bạn sẽ thật thú vị và đạt được nhiều kết 


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902456027
chat-active-icon